Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Kiểm soát nguy cơ bị bênh cao huyết áp

 Kiểm soát nguy có bị bệnh cao huyết áp bằng cách thay đổi lối sống của người bệnh, và nó sẽ kiểm soát được nguy có nhồi máu cơ tim, đột quỵ


Hãy làm giảm cân nếu bị thừa cân



Nhiều người mắc huyết áp cao cũng đồng thời bị thừa cân. Nếu bác sỹ khuyên giảm cân, bạn có thể làm việc với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác như các chuyên gia dinh dưỡng được hành nghề, y tá, chuyên viên điều dưỡng thực hành, trợ lý bác sỹ, v.v... để bắt đầu một chế độ ăn kiêng đúng đắn và kế hoạch vận động cơ thể của bạn.

Việc làm giảm cân sẽ giảm bớt căng thẳng cho tim của và việc giảm cân thường sẽ giúp làm hạ huyết áp. Nếu bạn được hướng dẫn một chế độ ăn kiêng, hãy tuân thủ một cách chặt chẽ, kể cả những đề nghị về việc giảm lượng rượu. Đồ uống có cồn có giá trị dinh dưỡng thấp và hàm lượng calo cao vì vậy nếu bạn đang cố gắng làm giảm cân, hãy tránh sử dụng chúng.

Hãy vận động cơ thể thường xuyên


Thiếu vận động cơ thể có thể góp phần dẫn đến béo phì và cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Theo Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ, vận động cơ thể thường xuyên có nghĩa là tập luyện ở mức độ từ vừa đến mạnh ít nhất 30 phút mỗi ngày vào tất cả hoặc phần lớn các ngày trong tuần. Vận động cơ thể phải là một phần trong cuộc sống của quí vị. Đừng sợ vận động. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu một chương trình vận động mới.
Tránh dùng quá nhiều đồ uống quá cồn



Thực đơn dành cho người bị bệnh cao huyết áp ( P.2)

Để tiếp tục có nhiều sự lựa chọn hơn trong thực đơn hàng ngày cho những người bị cao huyết áp.


1. Gỏi khổ qua


 Khổ qua 250g, bỏ hạt, dùng nước sôi trụng trong 3 phút, thái sợi nhỏ, trộn với hành và gừng nhuyễn, muối, đường trắng, nước tương, dầu mè, bột nêm cho đều. Dùng làm món phụ, công hiệu thanh can tả hỏa, giảm huyết áp.

2.  Cháo hà thủ ô


Hà thủ ô (chế) 30g, gạo tẻ 100g, đại táo 5 quả. Hà thủ ô nướng khô tán bột mịn. Gạo nấu cháo thêm vào bột Hà thủ ô, đại táo, rồi dùng lửa nhỏ nấu thêm 40 phút thì hoàn tất. Mỗi ngày ăn cháo. Công hiệu bổ khí huyết, ích can thận, giảm huyết áp, chống lão hóa. Món ăn hiệu quả hơn vào mùa xuân.

3. Cháo gạo lức


 Gạo lức 100g, sau khi nấu cháo, thêm Sơn tra 10g, đẳng sâm 15g, dùng lửa nhỏ nấu thêm 5 phút thì hoàn tất. Dùng điểm tâm sáng. Công hiệu bổ khí huyết, giảm huyết áp.

4. Cháo hải sâm- đại táo

  Hải sâm 50g, sò điệp khô 50g, đại táo 10 quả, gạo 100g. Tất cả vật liệu rửa sạch cùng nấu cháo, ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén. Công hiệu tu bổ can thận, giảm huyết áp. Người bệnh tăng huyết áp dùng món này tốt nhất vào mùa thu.

5. Cháo cà chua - củ mài


 Cà chua 100g, củ mài 20g, Sơn tra 10g, gạo 100g. Gạo, củ mài, sơn tra cùng nấu cháo, rồi thêm cà chua nấu trong 10 phút thì dùng. Mỗi ngày dùng 1 lần. Công hiệu bổ tỳ vị, ích khí huyết, giảm huyết áp.

 6. Hành tây xào thịt bò


 Củ hành 150g, thịt bò 100g. Cả hai cùng thái sợi, thịt bò nhúng qua tương bột năng. Đổ dầu vào chảo cho nóng, thêm gừng, hành phi thơm, thêm thịt bò, rượu đế, xào chín, thêm củ hành sợi, lại xào chung một lúc, bỏ bột nêm và nước tương. Dùng làm món phụ. Công hiệu giảm áp tiêu mỡ, ích khí tăng lực.

7. Nước rau cần- táo tây

 Rau cần 0,5 kg, táo tây 300g. Táo tây rửa sạch, cắt nhuyễn với cả vỏ. Rau cần cả lá rửa sạch cắt nhuyễn, hai vật liệu này cho vào máy xay ra nước cốt, gạn lọc, dùng lửa nhỏ nấu sôi lại thì dùng. Ngày 2 lần. Công hiệu bình can giảm huyết áp, làm mềm mạch máu.


8. Hành tây xào

 Củ hành tây 200g, rửa sạch thái sợi. Đổ dầu vào chảo cho nóng, cho vào củ hành sợi đảo đều, thêm gia vị nước tương, bột nêm, dùng làm món ăn phụ. Công hiệu giảm áp tiêu mỡ, trợ tiêu hóa.




Thực đơn dành cho người bị bệnh cao huyết áp (P.1)

Cao huyết áp không chỉ cần chữa bằng thuốc mà còn vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn để chữa được bệnh cao huyết áp.

 Dưới đây là cách chữa bệnh cao huyết áp bằng thực đơn ăn uống hàng ngày 

1. Nấm rơm thập cẩm


- Nấm rơm tươi 30g, nấm hương 20g, củ năng 50g, cà rốt 100g, măng 50g, nấm mèo đen 50g, dưa chuột 30g, tàu hủ ki 50g, canh gà 0,5 lít. Nấm rơm tươi và nấm hương rửa sạch. Củ năng, măng, cà rốt, dưa chuột thái lát. Tàu hũ ki sau khi ngâm cắt đoạn, nấm mèo đen ngâm nước rửa sạch sử dụng sau. 
- Đổ canh gà vào nồi, thêm vào tất cả vật liệu trên, sau khi dùng lửa lớn nấu sôi thì chuyển lửa nhỏ để hầm, khi thấm vị, bỏ hạt nêm, gừng, hành gia vị, rưới lên dầu mè thì hoàn tất. Dùng như món phụ kèm, ăn tùy ý. Công hiệu thanh can giáng hỏa, tư bổ can thận, hạ huyết áp.

2. Tỏi giấm đường


Củ tỏi 0,5 kg, đường đen 0,5 kg, giấm gạo 0,5 lít. Củ tỏi rửa sạch, để ráo, cho vào hũ miệng to, lót lên từng lớp đường đen, đổ vào giấm gạo, đậy nắp, lắc hũ cho đều, sau đó mỗi ngày lắc đều 1-2 lần, ngâm 10 ngày thì có thể dùng. Ngày 2 lần, mỗi lần nhai 6-7 tép. Công hiệu giải độc tiêu viêm, giảm áp tiêu mỡ.

3. Phổ tai xào tàu hũ kị


 Tàu hũ ki 200g, phổ tai 50g. Phổ tai ngâm nước ấm trong 12 giờ, sau khi rửa sạch thái sợi. Tàu hũ ki thái sợi. Đổ dầu vào chảo chiên nóng, thêm gừng và hành phi thơm, cho vào tàu hũ ki và phổ tai, nước dùng, bột nêm, dùng lửa mạnh đảo đều trong giây lát, sau khi múc vào thau thì rưới dầu mè lên, trộn đều. Dùng làm món phụ. Công hiệu tu dưỡng can thận, tả trọc, giảm huyết áp.


4. Nấm rơm hầm bí đao


 Bí đao 0,5 kg, nấm rơm 100g. Bí đao rửa sạch thái lát, cho vào chảo nóng có dầu đảo qua, sau đó thêm vào nấm rơm và nước dùng, nấu cho đến khi bí đao mềm nhừ, cho bột nêm, làm xốt, trang trí rau thơm. Dùng làm món phụ. Công hiệu ích khí giảm béo, hóa đàm tả trọc, giảm huyết áp.

Người bị cao huyết áp có được uống nước chè không?

Chè là một loại nước uống có giá trị dinh dưỡng và rất được ưa chuộng. Thành phần trong chè chủ yếu là tatin, nhờ tatin mà chè có vị chát đặc hiệu. Tatin có tác dụng tốt cho đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa.



- Trong chè xanhh có chứa nhiều Cafein, nó có tác dụng kích thích sự hưng phấn đối với hệ thần kinh trung ương, hoạt động của tim mạch, thân và ống tiêu hóa.
- Trong chè xanh còn chứa flavonoids, catechin, protid, vitamin PP, vitamin C.
- Những chất có trong lá chè tươi hoặc đã phơi khô, dưới dạng uống có khả năng kích thích tế bào sản sinh Interferon, nên có tác dụng đề phòng các bệnh do virus và ngăn ngừa ung thư.
- Cafein, ngoài tác dụng kích thích tế bào sinh interferon còn các tác dụng trực tiếp bảo vệ bộ gen tế bào chống đột biến, góp phần phòng chống ung thư.


- Một số tác giả cho rằng chỉ cần uống 4 tách chè mỗi ngày đã có thể ngừa được nguy cơ tim mạch và ung thư. Trong nước chè có chất flavonoids là chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ung thư. Hợp chất tự nhiên của thảo mộc trong chè có thể phòng ngừa tăng cholesterol máu, hạn chế máu đông nghẽn mạch. Nếu hấp thu các hợp chất này với số lượng lớn đều đặn hàng ngày sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Người bị cao huyết áp có nên ăn thịt không bò không?

Trong thịt bò có chứa nhiều đạm nên người bị bệnh mỡ nhiễm máu không nên ăn thịt bò. Người bị bệnh cao huyết áp thì không nên ăn thịt bò.


- Thịt bò trong con bò vàng có vị ngọt tính ôn không có độc, trị tiêu hao gầy mòn. Giống như thịt trâu có tác dụng bổ tì vị, ích khí huyết, bổ gân cốt, thịt bò là thức ăn phổ biến, dùng hàng ngày.

- Ngoài ra thịt bò còn dùng làm thuốc. Sỏi mật bò là thuốc quý có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, hơi độc vào ba kinh tâm tì can, thanh tâm hóa đờm, trúng ác: như trúng phòng, cấm khẩu. Sỏi mật bò có trong An cung ngưu hoàng hoàn, Thanh tâm ngưu hoàng hoàn.

- Ngoài ra, trong con bò còn có ngẩu pín – dương vật và tinh hoàn bò, theo kinh nghiệm của dân gian có tác dụng bổ thận tráng dương giúp cho các nam giới yếu sinh lý, rối loạn cương. Gan bò, lá lách, vó bò đều được coi là món ăn. Tất cả các bộ phận của con bò đều chế biến thành thức ăn và vị thuốc. Thịt bò chế biến được nhiều món khác nhau.
Tuy nhiên, y văn từ trước đến nay đều khuyến cáo không nên ăn lươn cùng thịt bò và thịt trâu.

- Về mùa đông, nên ăn nhiều thịt bò vì chứa axit amin dễ hấp thu, thịt bò có tác dụng làm ấm dạ dày và có nhiều thành phần dinh dưỡng. Đông y cho rằng thịt bò bổ trung ích khí, chống rãi rớt, dùng cho người khó thở, thiếu máu, hoa mắt vàng da, suy gân cốt.
Kiêng kỵ: Chất xơ trong thịt bò tương đối thô, khó tiêu hóa, hơn nữa thịt bò nhiều cholesterol và mỡ nên người già, trẻ nhỏ và những người tiêu hóa kém không nên ăn thịt bò. Ngoài ra, những người mắc về bệnh da, gan, thận nên cẩn thận khi ăn thịt bò.

- Trong Tây y người ta vẫn khuyến cáo nhiều người không ăn được thịt bò. Do có thành phần đạm cao nên người bị bệnh mỡ máu không nên ăn thịt bò. Người cao huyết áp ăn thịt bò nhiều có hại, bởi trong thịt bò chứa một lượng lớn chất béo bão hòa.

- Ngoài ra, những người bị u xơ cổ tử cung cũng không nên ăn thịt bò vì có những kích thích tố như estrogen có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khối u.
Tuy nhiên theo Đông y, bản thân thịt bò là một thức ăn có tác dụng chữa bệnh. Ví dụ bệnh cao huyết áp người ta có thể sử dụng 250 gr rau cần xào với 100gr thịt bò.


- Thịt bò cũng có tác dụng chữa tiểu đường nếu phối hợp thịt bò với dưa chuột. Tuy nhiên, lương y Vũ Quốc Trung vẫn chia sẻ, cần có sự cân đối thực phẩm trong ngày Tết với những người có bệnh mãn tính như huyết áp, tiểu đường.

Cao huyết áp không còn là mối e ngại

Bệnh cao huyết áp khá phổ biến hiện nay, dù nó không cần phải dùng đến thuốc nhưng nó làm cho nhiều người rất e ngại. 

Những thực phẩm nên dùng cho ngườu bị bệnh cao huyết áp

1. Cần tây


- Các nghiên cứu hiện đại cho thấy rằng: uống  nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp rất nhanh và hiệu quả. Giữ được huyết áp ổn định

2. Cải cúc

- Là một loại rau thông dụng, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm gian các dây thần kinh trong não làm cho đầu óc thoải mái

3. Rau muống


- Chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.

4. Măng lau


Có công dụng hoạt huyết, thông tràng vị, khai hung cách (làm thoải mái lồng ngực) và chống phiền khát. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng lau có khả năng tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể lực, làm giãn mạch, cường tim, lợi niệu, giáng áp và phòng chống ung thư, là thức ăn rất thích hợp cho người bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch.

5. Cà chua

- Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

6. Cà Tím


 Đặc biệt cà tím là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.

7 Cà rốt

Cà rốt: Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.
>>> Ngoài ra một số thức ăn tốt  cho người cao huyết áp như: Hành tây, Nấm hương, Nấm rơm, Mộc nhĩ, Tỏi, Lạc, Hải tảo, Đậu hà lan, Đậu xanh, Táo, Chuối tiêu, Dưa hấu, Dưa chuột.......
- Lưu ý: Tuyệt đối không được ăn mặn

Chữa bệnh cao huyết áp qua sinh hoạt hàng ngày

Nghiên cứu gần đây cho thấy lối sống, chế độ ăn uống luyện tập của người bệnh là nguyên nhân chính gây nên tới việc điều trị tăng huyết áp giúp huyết áp được ổn định hơn. 

Cách điều trị bệnh tăng huyết áp qua sinh hoạt hàng ngày không cần thuốc



- Tránh xa thuốc lá, rượu bia, cà phê …
- Giảm stress, giữ tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái, tránh những kích động tâm lí mạnh, lo lắng, đau khổ …
- Luyện tập yoga, thể dục thể thao đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày.
- Giảm cân nặng ở những người thừa cân hoặc béo phì: nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thừa cân hoặc người béo cứ giảm 10kg cân nặng sẽ làm giảm 5-10mmHg mức huyết áp tối đa.
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, ăn dầu thực vật thay vì ăn mỡ động vật là biện pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.
- Chế độ ăn nhạt, giảm muối.
- Tăng cường ăn thực phẩm giàu kali và canxi như chuối, nước cam ép, quả bơ, tôm, cua, sữa chua ….
- Cách điều trị tăng huyết áp không cần thuốc, cach dieu tri tang huyet ap khong can thuoc

>>> Lưu ý khi điều trị tăng huyết áp không cần thuốc

Những chế độ ăn uống nghỉ ngơi điều trị tăng huyết áp không cần thuốc chỉ áp dụng cho những người có cơn tăng huyết áp xảy ra không thường xuyên, tăng huyết áp nhẹ chưa có biến chứng tổn thương tim mạch thì sẽ không cần phải uống thuốc, chế độ này sẽ giúp người bệnh giữ được huyết áp ổn định. Ngược lại những người huyết áp cao thường xuyên , tăng huyết áp nặng thì cần uống thuốc kèm theo thay đổi lối sống chế độ ăn uống để giảm bớt việc tăng huyết áp trở nên nặng hơn.
Trên đây là cách điều trị tăng huyết áp không cần thuốc mà các bạn nên biết để tự phòng tránh bảo vệ bản thân khỏi những biến chứng nguy hiểm và hạn chế những cơn tăng huyết áp đột ngột xảy ra

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Cao huyết áp và cách điều trị đơn giản

Cao huyết áp là một bệnh khác phổ biến và rất nguy hiểm , người có tiền tố bị cao huyết áp sẽ rất dễ bị tai biến dẫn đến liệt nửa người…Vậy nên hãy điều trị dứt điểm ngay nhé sẽ rất tốt đó.

Mỗi sáng bạn đập trứng vào quấy đều, nấu chín rồi ăn vào sáng sớm khi chưa ăn sáng, 7 ngày là 1 liệu trình. Công dụng: Hoạt huyết giáng áp, rất thích hợp cho người bị cao huyết áp.
Chữa cao huyết áp bằng vừng trứng


Nguyên liệu: Vừng 30g, mật ong 30g, giấm ăn 30g, trứng gà 1 quả.
Cách làm: Vừng tán mịn trộn đều với giấm, mật ong và lòng trắng trứng, nấu chín chia làm 6 phần, mỗi ngày ăn 3 phần chia 3 lần.
Công dụng: Bổ can thận, nhuận ngũ tạng, tán ứ chỉ thống dùng cho người bị tăng huyết áp.

Bạn cũng nên chú ý: Trứng gà tuy bổ nhưng bạn chỉ nên dùng trứng ở mức độ vừa phải tuỳ theo thể tạng và tính chất bệnh lý, bởi vì nếu dùng quá nhiều có thể gây nên tình trạng tích trệ, chướng mãn, đặc biệt với những người tỳ vị vốn hư yếu. Đối với những người bị cao huyết áp có kèm theo rối loạn lipit máu khi dùng cần có sự theo dõi, hướng dẫn tỉ mỉ của các thầy thuốc có chuyên khoa.

Những thực phẩm điều trị tốt bệnh cao huyết áp



1.Cà chua: Là thực phẩm giàu vitamin C và P, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Ăn cà chua mỗi ngày giúp phòng chống cao huyết áp, đặc biệt là khi có chứng xuất huyết đáy mắt.
2.Cần tây, hành tây: Các nghiên cứu hiện đại cho thấy nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi tiểu và hạ huyết áp. Vỏ hành tây chứa nhiều Rutin có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, phòng chống tai biến mạch máu não, xuất huyết não. Hành tây không chứa chất béo giúp duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối Natri trong cơ thể, từ đó làm giảm huyết áp.
3.Dưa hấu: Giúp thanh nhiệt,lợi tiểu đặc biệt thích hợp cho người cao huyết áp vào mùa hè, giúp huyết áp ổn định.

Nếu bạn hay trong gia đình bạn đang có người bị cao huyết áp hãy áp dụng cung cấp các thực phẩm trên vào chế độ dinh dưỡng của họ để có một sức khỏe tốt và phòng tránh bệnh huyết áp cao