Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Cách trị hôi miệng hiệu quả nhất ngay tại nhà

Bạn bị hôi miệng, làm sao để loại bỏ mùi hôi này? Bài viết chia sẻ cách chữa hôi miệng hiệu quả ngay tại nhà sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề.



Nguyên nhân gây hôi miệng
Theo thống kê khoảng 1/3 dân số thế giới mắc chứng hôi miệng. Hôi miệng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại cản trở cho hoạt động giao tiếp bình thường của cá nhân, ảnh hưởng đến khả năng làm việc, sinh hoạt và tham gia vào các hoạt động xã hội làm giảm chất lượng cuộc sống.
Hôi miệng do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng có tới 90% là từ miệng, bên cạnh đó còn do các nguyên nhân khác như bệnh trào ngược, hở van môn vị, nhiễm trùng khoang miệng, viêm nha chu, viêm lơi, sâu răng, mảng bám lưỡi, mảng bám răng,.....sản sinh ra các loại khí có mùi khó chịu.
Cách chữa hôi miệng hiệu quả là thế nào?


Vì nguyên nhân gây hôi miệng chủ yếu do nhiễm trùng trong miệng, quanh răng, dưới lưỡi nên việc quan trọng nhất là ức chế vi khuẩn có hại phát triển trong khoang miệng. Việc sử dụng kháng sinh chỉ làm giảm tức thới lượng vi khuẩn mà không đem lại hiệu quả, mặt khác còn ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn bình thường trong khoang miệng. Chính vì vậy, không nên dùng kháng sinh để khử hôi miệng hiệu quả
Với các biện pháp kết hợp dưới đây sẽ giúp bạn chữa hôi miệng hiệu quả, loại bỏ tận gốc mùi hôi miệng do các nhiễm khuẩn trong khoang miệng:
+ Đánh răng thường xuyên đúng cách giúp loại bỏ mảng bám trên răng.
+ Dùng nước muối loãng súc miệng giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa các bệnh viêm lợi trị viêm họng, làm trắng răng, cải thiện men răng.
+ Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn trong kẽ răng.

+ Uống nước trà xanh có tác dụng giúp miệng có cảm giác sạch sẽ và bảo vệ răng lợi, hoặc bạn cũng có thể cho một ít muối vào nước trà xanh để súc miệng cũng đem lại hiệu quả rất tốt.
+ Các loại thực phẩm ngọt như bánh kẹo sẽ tạo một trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển rầm rộ trong khoang miệng vì vậy cần hạn chế những loại thực phẩm này.
Ngoài ra các bạn cũng có thể truy cập vào http://dongyminhngoc.org/ để xem thêm một số cách chữa hôi miệng hiệu quả hơn nữa


Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Những sai lầm dễ mắc phải khi chữa hôi miệng

Hôi miệng là căn bệnh thường thấy ở người, nó tuy không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý của người bệnh.

 Biết được nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị bệnh đã khó nhưng để điều trị như thế nào mới hiệu quả, biết được những sai lầm dễ mắc phải khi điều trị là gì thì mới là khó.

>> cách trị hôi miệng vĩnh viễn



Chăm sóc sức khỏe răng miệng là việc quan trọng và có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe tổng thể, vì thế việc chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ văn hóa chăm sóc sức khỏe răng miệng kém và sự thiếu hiểu biết về thói quen răng miệng thích hợp, bệnh tật và các vấn đề khác có liên quan mà tạo ra sự nhầm lẫn và hiểu lầm xung quanh việc vệ sinh răng miệng.

1. Vệ sinh răng miệng không liên quan tới các bệnh mãn tính
Chế độ ăn uống không lành mạnh , hút thuốc và uống rượu khiến cơ thể mắc các bệnh mãn tính: tim mạch, ung thư, các bệnh về đường hô hấp mãn tính, bệnh tiểu đường. Nguồn vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng có thể là yếu tố khởi phát hay làm nặng bệnh toàn thân của người bệnh.

2. Bàn chải cứng giúp chải răng sạch hơn
Bàn chải cứng có thể làm hại men răng, do vậy bạn nên sử dụng bàn chải mềm để đánh răng. Việc sử dụng các loại nước súc miệng giúp bạn làm sạch răng, khử mùi hôi nhưng không nên dùng các loại nước có chứa alcohol, vì chúng có thể làm khô niêm mạc bằng cách thay đổi số lượng và chất lượng của nước bọt.<cách chữa hôi miệng đơn giản>

3. Hôi miệng kinh niên
Hầu hết các trường hợp hôi miệng đều biến mất khi vệ sinh răng miệng thích hợp, đánh răng, nướu và lưỡi sau mỗi bữa ăn, dùng chỉ nha khoa lấy thức ăn thừa trong kẽ răng. Đến bác sỹ khám định kì khoảng 6 tháng/lần để lấy men răng và phát hiện các dấu hiệu của bệnh nha chu. Tránh ăn uống các loại thực phẩm có mùi: hành, tỏi, mắm tôm,…

4. Cách ăn hoa quả tốt giúp chữa hôi miệng

Trong thành phần của trái cây và rau quả có các loại đường tự nhiên, nếu tiêu thụ quá mức có thể làm xói mòn men răng. Do vậy, sau khi ăn và trước khi đánh răng nên uống thêm sữa và uống trà xanh không đường, bởi vì nó rất giàu chất chống oxy hóa và flo. Ăn cam, chanh , bưởi rất tốt cho răng miệng vì chúng tạo ra một lớp fluorine có tác dụng bảo vệ men răng.

5. Nhai kẹo cao su sau bữa ăn có thể thay thế việc chải răng

Sau khi ăn, lượng nước bọt trong miệng giảm xuống, vì vậy nguy cơ sâu răng sẽ bắt đầu tăng cao. Nhai kẹo cao su thúc đẩy sự tiết nước bọt, giúp khôi phục lại sự cân bằng pH cơ sở. Tuy nhiên, đánh răng với kem đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch thức ăn là lý tưởng để làm sạch khoang miệng. Nhai kẹo cao su là một lựa chọn trong trường hợp khi bạn không có dụng cụ hay điều kiện để đánh răng.

6. Không đến nha sĩ trong thời gian mang thai
Mang thai khiến thay đổi một số hệ thống trong cơ thể và có thể ảnh hưởng tới khoang miệng gây tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu. Vì vậy, trong thời gian mang thai, nên đến nha sĩ khám và thực hiện các phương pháp điều trị phòng ngừa bệnh răng miệng cần thiết.

7. Cạo vôi răng làm hỏng men răng
Loại bỏ cao răng và mảng bám giúp làm sạch răng, là cách tốt nhất để trắng răng, ngăn ngừa bệnh nha chu. Để thực hiện việc này, nha sĩ sử dụng thiết bị y tế giúp loại bỏ cao răng bám trên bề mặt răng mà không ảnh hưởng tới men răng.

Tham khảo thêm: cách chữa hôi miệng do viêm lợi

Bài viết chia sẻ một số thông tin hữu ích về cách phòng và chữa bệnh hôi miệng mà bạn cần lưu ý. Hi vọng các bạn sẽ có những phương pháp phù hợp để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bản thân.



Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

3 cách giúp trị hôi miệng cực hiệu quả

Những cách chữa hôi miệng mà bạn đang dùng không mang lại hiệu quả cho bạn. Phải làm thế nào để có thể khử mùi hôi miệng hiệu quả đây. Hãy đọc bài chia sẻ dưới đây để tìm cho mình một phương pháp khử mùi hôi miệng tốt nhé.

Cách chữa hôi miệng bằng chanh

Việc chữa hôi miệng bằng chanh đã được nhiều người áp dụng. Chanh có tính axit giúp ngăn chặn sự hình thành của vi khuẩn gây ra chứng hôi miệng.

Thực hiện

Bạn vắt 1 muỗng nước cốt chanh vào một ly nước lọc và súc miệng, hoặc có thể dùng thêm một ít muối để tăng thêm độ sát khuẩn. Cách chữa hôi miệng bằng chanh sẽ giúp bạn không bị khô miệng và từ đó bệnh hôi miệng sẽ không còn nữa. Hoặc bạn có thể uống nước chanh đào hàng ngày nó vừa giúp khử mùi hôi miệng mà lại rất tốt cho sức khỏe của bạn nữa

Cách trị hôi miệng bằng trà

Trà vẫn được gọi là thảo dược giúp chống lại hôi miệng hiệu quả. Các chất chống oxy hóa polyphenol có trong trà xanh giúp ngăn chặn sự phát triển và ức chế hoạt động vi khuẩn gây hôi miệng.

Uống trà vào buổi sáng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe và hơi thở của bạn. Trà vừa giúp bạn có một tinh thần thoải mái mà còn giúp bạn có mùi thơm trong miệng. Trà vừa giúp bạn khỏe khoắn mà lại còn giúp bạn có thể khử mùi hôi miệng tại sao bạn lại không thử nhỉ?
Bạn có thể dùng trà này nhiều lần trong ngày để giữ cho hơi thở của mình luôn tươi mới bạn nhé.
Tham khảo bài viết về: thuốc chữa hôi miệng hiệu quả
Sử dụng mẹo trị  hôi miệng bằng nước vo gạo

Với mẹo trị hôi miệng đơn giản chỉ với nước vo gạo sẽ triệt để loại bỏ mùi hôi miệng mang lại sự tự tin khi đứng trước đám đông.

Khi thực hiện chữa hôi miệng bằng nước vo gạo , cần phải mất một khoảng thời gian điều trị và cần có tính kiên nhẫn thì mới thấy được hiệu quả.

– Cách 1: Súc miệng bằng nước vo gạo 2 lần trong ngày sáng và tối, cách này thực hiện thường xuyên thì sâu răng sẽ không có cơ hội tấn công khoang miệng vì bột cám trên hạt gạo có khả năng loại bỏ vi khuẩn khoang miệng rất tốt.

– Cách 2: Dùng nước vo gạo đánh răng, loại nước này giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi. Lưu ý chỉ nên dùng nước vo gạo trong ngày, nếu để qua ngày thì nước vo gạo sẽ có mùi hôi.

Trong thành phần nước vo gạo có chứa nhiều vitamin, sắt, đồng nên được dùng để làm đẹp, giúp da săn chắc và sáng màu, hạn chế quá trình lão hóa da. Dùng nước vo gạo thêm một chút chanh sẽ giúp tóc mềm, khỏe hơn và làm sạch gàu cho mái tóc.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần có lối sống lành mạnh, thực hiện giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa lấy sạch thức ăn trong kẽ trong, uống đủ nước, không hút thuốc, uống rượu, hạn chế ăn nhiều loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ chiên rán,….đến khám nha sĩ định kỳ để khám và phát hiện các bệnh về răng miệng.
Bảo vệ khoang miệng cũng như răng miệng tốt sẽ giúp bạn khử mùi hôi miệng cực kỳ hiệu quả đấy.

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Biểu hiện của cao huyết áp

Bệnh huyết áp càng được thống kê là ngày càng có xu hướng tăng lên, căn bệnh này khiến cho rất nhiều người cảm thấy đau đầu và suy kiệt sức lực, bệnh cao huyết áp rất dễ dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân của căn bệnh cao huyết áp

Tăng huyết áp – còn gọi là “cao huyết áp” hay “tăng xông” – là một trạng thái trong đó máu lưu thông dưới một áp suất tăng cao lâu dài. Máu được mang từ tim đến tất cả các bộ phận trong cơ thể qua các động mạch và tĩnh mạch. Mỗi lần tim đập, tim sẽ bơm máu đi khắp cơ thể. Huyết áp được tạo ra bằng lực của máu tác động lên thành trong của mạch máu khi máu được tim bơm đi khắp cơ thể người.




Cao huyết áp là bệnh lý gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê sống đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suy tim, thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống (không cảm thấy khoẻ khoắn, mất khả năng lao động) và gia tăng khả năng tử vong. Vì vậy, điều trị huyết áp cao là vấn đề cần lưu ý trong cộng đồng vì những hậu quả to lớn của nó.

Trị số huyết áp cao là như thế nào?

Huyết áp được đo bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch, tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ)


Khi trị số huyết áp tâm thu > 140mmHg và huyết áp tâm trương >90 mmHg được xem là cao huyết áp.( hệ số huyết áp bình thường là từ khoảng 60-90mmHg đối với huyết áp tâm trương và từ 90-140 đối với huyết áp tâm thu)

Đối với người già, dạng cao huyết áp phổ biến là cao huyết áp tâm thu đơn thuần tức là chỉ số huyết áp tâm thu >160mmHg nhưng huyết áp tâm trương không cao(<90mmHg).

Ở trẻ em trị số huyết áp có thấp hơn quy ước của người lớn.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Kiểm soát nguy cơ bị bênh cao huyết áp

 Kiểm soát nguy có bị bệnh cao huyết áp bằng cách thay đổi lối sống của người bệnh, và nó sẽ kiểm soát được nguy có nhồi máu cơ tim, đột quỵ


Hãy làm giảm cân nếu bị thừa cân



Nhiều người mắc huyết áp cao cũng đồng thời bị thừa cân. Nếu bác sỹ khuyên giảm cân, bạn có thể làm việc với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác như các chuyên gia dinh dưỡng được hành nghề, y tá, chuyên viên điều dưỡng thực hành, trợ lý bác sỹ, v.v... để bắt đầu một chế độ ăn kiêng đúng đắn và kế hoạch vận động cơ thể của bạn.

Việc làm giảm cân sẽ giảm bớt căng thẳng cho tim của và việc giảm cân thường sẽ giúp làm hạ huyết áp. Nếu bạn được hướng dẫn một chế độ ăn kiêng, hãy tuân thủ một cách chặt chẽ, kể cả những đề nghị về việc giảm lượng rượu. Đồ uống có cồn có giá trị dinh dưỡng thấp và hàm lượng calo cao vì vậy nếu bạn đang cố gắng làm giảm cân, hãy tránh sử dụng chúng.

Hãy vận động cơ thể thường xuyên


Thiếu vận động cơ thể có thể góp phần dẫn đến béo phì và cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Theo Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ, vận động cơ thể thường xuyên có nghĩa là tập luyện ở mức độ từ vừa đến mạnh ít nhất 30 phút mỗi ngày vào tất cả hoặc phần lớn các ngày trong tuần. Vận động cơ thể phải là một phần trong cuộc sống của quí vị. Đừng sợ vận động. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu một chương trình vận động mới.
Tránh dùng quá nhiều đồ uống quá cồn



Thực đơn dành cho người bị bệnh cao huyết áp ( P.2)

Để tiếp tục có nhiều sự lựa chọn hơn trong thực đơn hàng ngày cho những người bị cao huyết áp.


1. Gỏi khổ qua


 Khổ qua 250g, bỏ hạt, dùng nước sôi trụng trong 3 phút, thái sợi nhỏ, trộn với hành và gừng nhuyễn, muối, đường trắng, nước tương, dầu mè, bột nêm cho đều. Dùng làm món phụ, công hiệu thanh can tả hỏa, giảm huyết áp.

2.  Cháo hà thủ ô


Hà thủ ô (chế) 30g, gạo tẻ 100g, đại táo 5 quả. Hà thủ ô nướng khô tán bột mịn. Gạo nấu cháo thêm vào bột Hà thủ ô, đại táo, rồi dùng lửa nhỏ nấu thêm 40 phút thì hoàn tất. Mỗi ngày ăn cháo. Công hiệu bổ khí huyết, ích can thận, giảm huyết áp, chống lão hóa. Món ăn hiệu quả hơn vào mùa xuân.

3. Cháo gạo lức


 Gạo lức 100g, sau khi nấu cháo, thêm Sơn tra 10g, đẳng sâm 15g, dùng lửa nhỏ nấu thêm 5 phút thì hoàn tất. Dùng điểm tâm sáng. Công hiệu bổ khí huyết, giảm huyết áp.

4. Cháo hải sâm- đại táo

  Hải sâm 50g, sò điệp khô 50g, đại táo 10 quả, gạo 100g. Tất cả vật liệu rửa sạch cùng nấu cháo, ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén. Công hiệu tu bổ can thận, giảm huyết áp. Người bệnh tăng huyết áp dùng món này tốt nhất vào mùa thu.

5. Cháo cà chua - củ mài


 Cà chua 100g, củ mài 20g, Sơn tra 10g, gạo 100g. Gạo, củ mài, sơn tra cùng nấu cháo, rồi thêm cà chua nấu trong 10 phút thì dùng. Mỗi ngày dùng 1 lần. Công hiệu bổ tỳ vị, ích khí huyết, giảm huyết áp.

 6. Hành tây xào thịt bò


 Củ hành 150g, thịt bò 100g. Cả hai cùng thái sợi, thịt bò nhúng qua tương bột năng. Đổ dầu vào chảo cho nóng, thêm gừng, hành phi thơm, thêm thịt bò, rượu đế, xào chín, thêm củ hành sợi, lại xào chung một lúc, bỏ bột nêm và nước tương. Dùng làm món phụ. Công hiệu giảm áp tiêu mỡ, ích khí tăng lực.

7. Nước rau cần- táo tây

 Rau cần 0,5 kg, táo tây 300g. Táo tây rửa sạch, cắt nhuyễn với cả vỏ. Rau cần cả lá rửa sạch cắt nhuyễn, hai vật liệu này cho vào máy xay ra nước cốt, gạn lọc, dùng lửa nhỏ nấu sôi lại thì dùng. Ngày 2 lần. Công hiệu bình can giảm huyết áp, làm mềm mạch máu.


8. Hành tây xào

 Củ hành tây 200g, rửa sạch thái sợi. Đổ dầu vào chảo cho nóng, cho vào củ hành sợi đảo đều, thêm gia vị nước tương, bột nêm, dùng làm món ăn phụ. Công hiệu giảm áp tiêu mỡ, trợ tiêu hóa.




Thực đơn dành cho người bị bệnh cao huyết áp (P.1)

Cao huyết áp không chỉ cần chữa bằng thuốc mà còn vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn để chữa được bệnh cao huyết áp.

 Dưới đây là cách chữa bệnh cao huyết áp bằng thực đơn ăn uống hàng ngày 

1. Nấm rơm thập cẩm


- Nấm rơm tươi 30g, nấm hương 20g, củ năng 50g, cà rốt 100g, măng 50g, nấm mèo đen 50g, dưa chuột 30g, tàu hủ ki 50g, canh gà 0,5 lít. Nấm rơm tươi và nấm hương rửa sạch. Củ năng, măng, cà rốt, dưa chuột thái lát. Tàu hũ ki sau khi ngâm cắt đoạn, nấm mèo đen ngâm nước rửa sạch sử dụng sau. 
- Đổ canh gà vào nồi, thêm vào tất cả vật liệu trên, sau khi dùng lửa lớn nấu sôi thì chuyển lửa nhỏ để hầm, khi thấm vị, bỏ hạt nêm, gừng, hành gia vị, rưới lên dầu mè thì hoàn tất. Dùng như món phụ kèm, ăn tùy ý. Công hiệu thanh can giáng hỏa, tư bổ can thận, hạ huyết áp.

2. Tỏi giấm đường


Củ tỏi 0,5 kg, đường đen 0,5 kg, giấm gạo 0,5 lít. Củ tỏi rửa sạch, để ráo, cho vào hũ miệng to, lót lên từng lớp đường đen, đổ vào giấm gạo, đậy nắp, lắc hũ cho đều, sau đó mỗi ngày lắc đều 1-2 lần, ngâm 10 ngày thì có thể dùng. Ngày 2 lần, mỗi lần nhai 6-7 tép. Công hiệu giải độc tiêu viêm, giảm áp tiêu mỡ.

3. Phổ tai xào tàu hũ kị


 Tàu hũ ki 200g, phổ tai 50g. Phổ tai ngâm nước ấm trong 12 giờ, sau khi rửa sạch thái sợi. Tàu hũ ki thái sợi. Đổ dầu vào chảo chiên nóng, thêm gừng và hành phi thơm, cho vào tàu hũ ki và phổ tai, nước dùng, bột nêm, dùng lửa mạnh đảo đều trong giây lát, sau khi múc vào thau thì rưới dầu mè lên, trộn đều. Dùng làm món phụ. Công hiệu tu dưỡng can thận, tả trọc, giảm huyết áp.


4. Nấm rơm hầm bí đao


 Bí đao 0,5 kg, nấm rơm 100g. Bí đao rửa sạch thái lát, cho vào chảo nóng có dầu đảo qua, sau đó thêm vào nấm rơm và nước dùng, nấu cho đến khi bí đao mềm nhừ, cho bột nêm, làm xốt, trang trí rau thơm. Dùng làm món phụ. Công hiệu ích khí giảm béo, hóa đàm tả trọc, giảm huyết áp.

Người bị cao huyết áp có được uống nước chè không?

Chè là một loại nước uống có giá trị dinh dưỡng và rất được ưa chuộng. Thành phần trong chè chủ yếu là tatin, nhờ tatin mà chè có vị chát đặc hiệu. Tatin có tác dụng tốt cho đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa.



- Trong chè xanhh có chứa nhiều Cafein, nó có tác dụng kích thích sự hưng phấn đối với hệ thần kinh trung ương, hoạt động của tim mạch, thân và ống tiêu hóa.
- Trong chè xanh còn chứa flavonoids, catechin, protid, vitamin PP, vitamin C.
- Những chất có trong lá chè tươi hoặc đã phơi khô, dưới dạng uống có khả năng kích thích tế bào sản sinh Interferon, nên có tác dụng đề phòng các bệnh do virus và ngăn ngừa ung thư.
- Cafein, ngoài tác dụng kích thích tế bào sinh interferon còn các tác dụng trực tiếp bảo vệ bộ gen tế bào chống đột biến, góp phần phòng chống ung thư.


- Một số tác giả cho rằng chỉ cần uống 4 tách chè mỗi ngày đã có thể ngừa được nguy cơ tim mạch và ung thư. Trong nước chè có chất flavonoids là chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ung thư. Hợp chất tự nhiên của thảo mộc trong chè có thể phòng ngừa tăng cholesterol máu, hạn chế máu đông nghẽn mạch. Nếu hấp thu các hợp chất này với số lượng lớn đều đặn hàng ngày sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Người bị cao huyết áp có nên ăn thịt không bò không?

Trong thịt bò có chứa nhiều đạm nên người bị bệnh mỡ nhiễm máu không nên ăn thịt bò. Người bị bệnh cao huyết áp thì không nên ăn thịt bò.


- Thịt bò trong con bò vàng có vị ngọt tính ôn không có độc, trị tiêu hao gầy mòn. Giống như thịt trâu có tác dụng bổ tì vị, ích khí huyết, bổ gân cốt, thịt bò là thức ăn phổ biến, dùng hàng ngày.

- Ngoài ra thịt bò còn dùng làm thuốc. Sỏi mật bò là thuốc quý có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, hơi độc vào ba kinh tâm tì can, thanh tâm hóa đờm, trúng ác: như trúng phòng, cấm khẩu. Sỏi mật bò có trong An cung ngưu hoàng hoàn, Thanh tâm ngưu hoàng hoàn.

- Ngoài ra, trong con bò còn có ngẩu pín – dương vật và tinh hoàn bò, theo kinh nghiệm của dân gian có tác dụng bổ thận tráng dương giúp cho các nam giới yếu sinh lý, rối loạn cương. Gan bò, lá lách, vó bò đều được coi là món ăn. Tất cả các bộ phận của con bò đều chế biến thành thức ăn và vị thuốc. Thịt bò chế biến được nhiều món khác nhau.
Tuy nhiên, y văn từ trước đến nay đều khuyến cáo không nên ăn lươn cùng thịt bò và thịt trâu.

- Về mùa đông, nên ăn nhiều thịt bò vì chứa axit amin dễ hấp thu, thịt bò có tác dụng làm ấm dạ dày và có nhiều thành phần dinh dưỡng. Đông y cho rằng thịt bò bổ trung ích khí, chống rãi rớt, dùng cho người khó thở, thiếu máu, hoa mắt vàng da, suy gân cốt.
Kiêng kỵ: Chất xơ trong thịt bò tương đối thô, khó tiêu hóa, hơn nữa thịt bò nhiều cholesterol và mỡ nên người già, trẻ nhỏ và những người tiêu hóa kém không nên ăn thịt bò. Ngoài ra, những người mắc về bệnh da, gan, thận nên cẩn thận khi ăn thịt bò.

- Trong Tây y người ta vẫn khuyến cáo nhiều người không ăn được thịt bò. Do có thành phần đạm cao nên người bị bệnh mỡ máu không nên ăn thịt bò. Người cao huyết áp ăn thịt bò nhiều có hại, bởi trong thịt bò chứa một lượng lớn chất béo bão hòa.

- Ngoài ra, những người bị u xơ cổ tử cung cũng không nên ăn thịt bò vì có những kích thích tố như estrogen có thể ảnh hưởng trực tiếp tới khối u.
Tuy nhiên theo Đông y, bản thân thịt bò là một thức ăn có tác dụng chữa bệnh. Ví dụ bệnh cao huyết áp người ta có thể sử dụng 250 gr rau cần xào với 100gr thịt bò.


- Thịt bò cũng có tác dụng chữa tiểu đường nếu phối hợp thịt bò với dưa chuột. Tuy nhiên, lương y Vũ Quốc Trung vẫn chia sẻ, cần có sự cân đối thực phẩm trong ngày Tết với những người có bệnh mãn tính như huyết áp, tiểu đường.

Cao huyết áp không còn là mối e ngại

Bệnh cao huyết áp khá phổ biến hiện nay, dù nó không cần phải dùng đến thuốc nhưng nó làm cho nhiều người rất e ngại. 

Những thực phẩm nên dùng cho ngườu bị bệnh cao huyết áp

1. Cần tây


- Các nghiên cứu hiện đại cho thấy rằng: uống  nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp rất nhanh và hiệu quả. Giữ được huyết áp ổn định

2. Cải cúc

- Là một loại rau thông dụng, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng làm gian các dây thần kinh trong não làm cho đầu óc thoải mái

3. Rau muống


- Chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và huyết áp trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp có kèm theo triệu chứng đau đầu.

4. Măng lau


Có công dụng hoạt huyết, thông tràng vị, khai hung cách (làm thoải mái lồng ngực) và chống phiền khát. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng lau có khả năng tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể lực, làm giãn mạch, cường tim, lợi niệu, giáng áp và phòng chống ung thư, là thức ăn rất thích hợp cho người bị cao huyết áp và xơ vữa động mạch.

5. Cà chua

- Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua sống sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt.

6. Cà Tím


 Đặc biệt cà tím là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.

7 Cà rốt

Cà rốt: Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao huyết áp có kèm theo tình trạng đau đầu, chóng mặt.
>>> Ngoài ra một số thức ăn tốt  cho người cao huyết áp như: Hành tây, Nấm hương, Nấm rơm, Mộc nhĩ, Tỏi, Lạc, Hải tảo, Đậu hà lan, Đậu xanh, Táo, Chuối tiêu, Dưa hấu, Dưa chuột.......
- Lưu ý: Tuyệt đối không được ăn mặn

Chữa bệnh cao huyết áp qua sinh hoạt hàng ngày

Nghiên cứu gần đây cho thấy lối sống, chế độ ăn uống luyện tập của người bệnh là nguyên nhân chính gây nên tới việc điều trị tăng huyết áp giúp huyết áp được ổn định hơn. 

Cách điều trị bệnh tăng huyết áp qua sinh hoạt hàng ngày không cần thuốc



- Tránh xa thuốc lá, rượu bia, cà phê …
- Giảm stress, giữ tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái, tránh những kích động tâm lí mạnh, lo lắng, đau khổ …
- Luyện tập yoga, thể dục thể thao đều đặn khoảng 30 phút mỗi ngày.
- Giảm cân nặng ở những người thừa cân hoặc béo phì: nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thừa cân hoặc người béo cứ giảm 10kg cân nặng sẽ làm giảm 5-10mmHg mức huyết áp tối đa.
- Tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, ăn dầu thực vật thay vì ăn mỡ động vật là biện pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp.
- Chế độ ăn nhạt, giảm muối.
- Tăng cường ăn thực phẩm giàu kali và canxi như chuối, nước cam ép, quả bơ, tôm, cua, sữa chua ….
- Cách điều trị tăng huyết áp không cần thuốc, cach dieu tri tang huyet ap khong can thuoc

>>> Lưu ý khi điều trị tăng huyết áp không cần thuốc

Những chế độ ăn uống nghỉ ngơi điều trị tăng huyết áp không cần thuốc chỉ áp dụng cho những người có cơn tăng huyết áp xảy ra không thường xuyên, tăng huyết áp nhẹ chưa có biến chứng tổn thương tim mạch thì sẽ không cần phải uống thuốc, chế độ này sẽ giúp người bệnh giữ được huyết áp ổn định. Ngược lại những người huyết áp cao thường xuyên , tăng huyết áp nặng thì cần uống thuốc kèm theo thay đổi lối sống chế độ ăn uống để giảm bớt việc tăng huyết áp trở nên nặng hơn.
Trên đây là cách điều trị tăng huyết áp không cần thuốc mà các bạn nên biết để tự phòng tránh bảo vệ bản thân khỏi những biến chứng nguy hiểm và hạn chế những cơn tăng huyết áp đột ngột xảy ra

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Cao huyết áp và cách điều trị đơn giản

Cao huyết áp là một bệnh khác phổ biến và rất nguy hiểm , người có tiền tố bị cao huyết áp sẽ rất dễ bị tai biến dẫn đến liệt nửa người…Vậy nên hãy điều trị dứt điểm ngay nhé sẽ rất tốt đó.

Mỗi sáng bạn đập trứng vào quấy đều, nấu chín rồi ăn vào sáng sớm khi chưa ăn sáng, 7 ngày là 1 liệu trình. Công dụng: Hoạt huyết giáng áp, rất thích hợp cho người bị cao huyết áp.
Chữa cao huyết áp bằng vừng trứng


Nguyên liệu: Vừng 30g, mật ong 30g, giấm ăn 30g, trứng gà 1 quả.
Cách làm: Vừng tán mịn trộn đều với giấm, mật ong và lòng trắng trứng, nấu chín chia làm 6 phần, mỗi ngày ăn 3 phần chia 3 lần.
Công dụng: Bổ can thận, nhuận ngũ tạng, tán ứ chỉ thống dùng cho người bị tăng huyết áp.

Bạn cũng nên chú ý: Trứng gà tuy bổ nhưng bạn chỉ nên dùng trứng ở mức độ vừa phải tuỳ theo thể tạng và tính chất bệnh lý, bởi vì nếu dùng quá nhiều có thể gây nên tình trạng tích trệ, chướng mãn, đặc biệt với những người tỳ vị vốn hư yếu. Đối với những người bị cao huyết áp có kèm theo rối loạn lipit máu khi dùng cần có sự theo dõi, hướng dẫn tỉ mỉ của các thầy thuốc có chuyên khoa.

Những thực phẩm điều trị tốt bệnh cao huyết áp



1.Cà chua: Là thực phẩm giàu vitamin C và P, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Ăn cà chua mỗi ngày giúp phòng chống cao huyết áp, đặc biệt là khi có chứng xuất huyết đáy mắt.
2.Cần tây, hành tây: Các nghiên cứu hiện đại cho thấy nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi tiểu và hạ huyết áp. Vỏ hành tây chứa nhiều Rutin có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, phòng chống tai biến mạch máu não, xuất huyết não. Hành tây không chứa chất béo giúp duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối Natri trong cơ thể, từ đó làm giảm huyết áp.
3.Dưa hấu: Giúp thanh nhiệt,lợi tiểu đặc biệt thích hợp cho người cao huyết áp vào mùa hè, giúp huyết áp ổn định.

Nếu bạn hay trong gia đình bạn đang có người bị cao huyết áp hãy áp dụng cung cấp các thực phẩm trên vào chế độ dinh dưỡng của họ để có một sức khỏe tốt và phòng tránh bệnh huyết áp cao

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Cao huyết áp có biểu hiện như thế nào

Trước đây, cao huyết áp là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng bây giờ cuộc sống càng hiện đại thì số lượng người mắc bệnh cao huyết áp ngày càng trẻ hóa. Vì vậy phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh và có một liệu pháp điều trị hợp lý là một vấn đề vô cùng quan trọng.


1. Các nguyên nhân chủ yếu của bệnh cao huyết áp.


Mặc dù chưa có nguyên nhân chính xác nào dẫn đến bệnh cao huyết áp nhưng các bệnh sau thường có mối liên quan chặt chẽ đến bệnh cao huyết áp như: Hút thuốc lá, béo phì, lười vận động, đái tháo đường, tuổi già, công việc phải ngồi nhiều, uống rượu, bệnh mãn tính, thiếu canxi, magie, kali, vitamin D......

2. Các biểu hiện của bệnh cao huyết áp.





Bệnh cao huyết áp thường có các biểu hiện khá khó phân biệt. Các dấu hiệu như: Đau đầu dữ dội, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nôn ói, thị giác suy giảm, đau ngực, các vấn đề về hô hấp, tiểu ra máu không chỉ có ở bệnh cao huyết áp.

Khi bạn có dấu hiệu tăng huyết áp thì lúc này bệnh của bạn đã nặng và phải có biện pháp điều trị kịp thời

3. Cách chẩn đoán bệnh cao huyết áp




Bạn phải đến các cơ sở y tế uy tín để các chuyên gia có thể đo huyết áp cho bạn bằng một dụng cụ chuyên nghiệp đó là huyết áp kế. Các chỉ số bao gồm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm tương sẽ được ghi lại và so sánh với các chỉ số bình thường để xem huyết áp của bạn có tăng cao hay không. Thông thường nếu huyết áp của bạn lớn hơn 140/90mmHg nghĩa là bạn bị cao huyết áp.

4. Cách điều trị bệnh cao huyết áp


Điều trị bệnh cao huyết áp nhằm giữ cho huyết áp của bạn nhỏ hơn 140/90mmHg thậm chí thấp hơn với các  bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài điều trị bằng thuốc tại các cơ sở y tế uy tín bạn còn phải kết hợp với tập thể dục đều đặn, giữ cho mình một nếp sống lành mạnh không rượu chè thuốc lá để có thể an toàn cho sức khỏe và tính mạng của bạn nhất.

Hi vọng bài viết trên đây đã phần nào giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về bệnh cao huyết áp. Chúc các bạn luôn có một sức khỏe như mình mong muốn.

Xem thêm: Cách giảm cao huyết áp không cần thuốc




Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

3 thực phẩm không được sử dụng khi bị bệnh huyết áp cao

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc để ôn định huyết áp. Người bệnh cũng nên chú ý đến các thực phẩm sử dụng hàng ngày đặc biệt là các thực phẩm không có lợi khi bị huyết áp cao.

 Xã hội ngày càng phát triển thì đời sống ngày được nâng cao. Trong đó bữa ăn trong mỗi gia đình đều được cải thiện. Việc lựa chọn một thực phẩm phù hợp với túi tiền và đủ chất dinh dưỡng đảm bảo cho sức khỏe là một vấn đề khá nan giản đối với các bà nội trợ. Đặc biệt là đối với những gia đình có người bị bệnh huyết áp cao. Sử dụng thực phẩm không phù hợp có thể là cho bệnh thêm trầm trọng đe dọa đến tính mạng người bệnh


Hiểu được điều này Điều trị bệnh huyết áp cao xin gửi đến các bạn bài viết 3 sản phẩm không được sử dụng khi bị bệnh huyết áp cao

1. Thịt chó


Thịt chó là món ăn khoái khẩu của các cánh mày râu. Thịt chó rất giàu đạm và protein. Nhưng chính điều này là bất lợi đối với những người bị huyết áp cao. Vậy nên người bệnh nên hạn chế ăn thịt chó càng tối đa càng tốt tránh ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

2. Trà đặc

Giới văn phòng trà đặc luôn là thức uống giúp làm việc tỉnh táo và hiệu quả hơn. Uống trà có thể giải nhiệt có lợi cho sức khỏe, nhưng bên cạnh đó trà đặc có chứa nhiều chất kiềm gây hưng phấn quá mức làm huyết áp tăng cao gây bất lợi cho sức khỏe người bệnh. Các bạn nên bỏ trà đặc và chuyển sang một loại trà khác như trà xanh có lợi hơn cho sức khỏe của mình.


3. Muối

Nghe có vẻ phi lý muối là một nguyên liệu không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Nếu thiếu muối thì không thể sống nổi gây ra những bệnh như sưng phù, bướu cổ...Muối chứa nhiều natri gây tiết ra nhiều dịch tế bào làm tim đạp nhanh hơn dẫn đến tăng huyết áp. Đây là một điều không hề mong muốn đối với những người bị bệnh huyết áp cao. Các bạn nên ăn nhạt tối đa một cách có thể đẻ giữ cho huyết áp của mình luôn ổn định.


Mong rằng bài viết này đã phần nào giúp ích cho sức khỏe cho bạn đọc đặc biệt là người đang bị bệnh huyết áp cao. Còn rất nhiều bài viết hữu ích khác tốt cho sức khỏe người bị huyết áo cao các bạn có thể tham khảo tại ĐÂY