Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Những sai lầm dễ mắc phải khi chữa hôi miệng

Hôi miệng là căn bệnh thường thấy ở người, nó tuy không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý của người bệnh.

 Biết được nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị bệnh đã khó nhưng để điều trị như thế nào mới hiệu quả, biết được những sai lầm dễ mắc phải khi điều trị là gì thì mới là khó.

>> cách trị hôi miệng vĩnh viễn



Chăm sóc sức khỏe răng miệng là việc quan trọng và có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe tổng thể, vì thế việc chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ văn hóa chăm sóc sức khỏe răng miệng kém và sự thiếu hiểu biết về thói quen răng miệng thích hợp, bệnh tật và các vấn đề khác có liên quan mà tạo ra sự nhầm lẫn và hiểu lầm xung quanh việc vệ sinh răng miệng.

1. Vệ sinh răng miệng không liên quan tới các bệnh mãn tính
Chế độ ăn uống không lành mạnh , hút thuốc và uống rượu khiến cơ thể mắc các bệnh mãn tính: tim mạch, ung thư, các bệnh về đường hô hấp mãn tính, bệnh tiểu đường. Nguồn vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng có thể là yếu tố khởi phát hay làm nặng bệnh toàn thân của người bệnh.

2. Bàn chải cứng giúp chải răng sạch hơn
Bàn chải cứng có thể làm hại men răng, do vậy bạn nên sử dụng bàn chải mềm để đánh răng. Việc sử dụng các loại nước súc miệng giúp bạn làm sạch răng, khử mùi hôi nhưng không nên dùng các loại nước có chứa alcohol, vì chúng có thể làm khô niêm mạc bằng cách thay đổi số lượng và chất lượng của nước bọt.<cách chữa hôi miệng đơn giản>

3. Hôi miệng kinh niên
Hầu hết các trường hợp hôi miệng đều biến mất khi vệ sinh răng miệng thích hợp, đánh răng, nướu và lưỡi sau mỗi bữa ăn, dùng chỉ nha khoa lấy thức ăn thừa trong kẽ răng. Đến bác sỹ khám định kì khoảng 6 tháng/lần để lấy men răng và phát hiện các dấu hiệu của bệnh nha chu. Tránh ăn uống các loại thực phẩm có mùi: hành, tỏi, mắm tôm,…

4. Cách ăn hoa quả tốt giúp chữa hôi miệng

Trong thành phần của trái cây và rau quả có các loại đường tự nhiên, nếu tiêu thụ quá mức có thể làm xói mòn men răng. Do vậy, sau khi ăn và trước khi đánh răng nên uống thêm sữa và uống trà xanh không đường, bởi vì nó rất giàu chất chống oxy hóa và flo. Ăn cam, chanh , bưởi rất tốt cho răng miệng vì chúng tạo ra một lớp fluorine có tác dụng bảo vệ men răng.

5. Nhai kẹo cao su sau bữa ăn có thể thay thế việc chải răng

Sau khi ăn, lượng nước bọt trong miệng giảm xuống, vì vậy nguy cơ sâu răng sẽ bắt đầu tăng cao. Nhai kẹo cao su thúc đẩy sự tiết nước bọt, giúp khôi phục lại sự cân bằng pH cơ sở. Tuy nhiên, đánh răng với kem đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch thức ăn là lý tưởng để làm sạch khoang miệng. Nhai kẹo cao su là một lựa chọn trong trường hợp khi bạn không có dụng cụ hay điều kiện để đánh răng.

6. Không đến nha sĩ trong thời gian mang thai
Mang thai khiến thay đổi một số hệ thống trong cơ thể và có thể ảnh hưởng tới khoang miệng gây tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu. Vì vậy, trong thời gian mang thai, nên đến nha sĩ khám và thực hiện các phương pháp điều trị phòng ngừa bệnh răng miệng cần thiết.

7. Cạo vôi răng làm hỏng men răng
Loại bỏ cao răng và mảng bám giúp làm sạch răng, là cách tốt nhất để trắng răng, ngăn ngừa bệnh nha chu. Để thực hiện việc này, nha sĩ sử dụng thiết bị y tế giúp loại bỏ cao răng bám trên bề mặt răng mà không ảnh hưởng tới men răng.

Tham khảo thêm: cách chữa hôi miệng do viêm lợi

Bài viết chia sẻ một số thông tin hữu ích về cách phòng và chữa bệnh hôi miệng mà bạn cần lưu ý. Hi vọng các bạn sẽ có những phương pháp phù hợp để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bản thân.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét