Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Cách trị hôi miệng hiệu quả nhất ngay tại nhà

Bạn bị hôi miệng, làm sao để loại bỏ mùi hôi này? Bài viết chia sẻ cách chữa hôi miệng hiệu quả ngay tại nhà sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề.



Nguyên nhân gây hôi miệng
Theo thống kê khoảng 1/3 dân số thế giới mắc chứng hôi miệng. Hôi miệng có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, bệnh không gây nguy hiểm nhưng lại cản trở cho hoạt động giao tiếp bình thường của cá nhân, ảnh hưởng đến khả năng làm việc, sinh hoạt và tham gia vào các hoạt động xã hội làm giảm chất lượng cuộc sống.
Hôi miệng do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng có tới 90% là từ miệng, bên cạnh đó còn do các nguyên nhân khác như bệnh trào ngược, hở van môn vị, nhiễm trùng khoang miệng, viêm nha chu, viêm lơi, sâu răng, mảng bám lưỡi, mảng bám răng,.....sản sinh ra các loại khí có mùi khó chịu.
Cách chữa hôi miệng hiệu quả là thế nào?


Vì nguyên nhân gây hôi miệng chủ yếu do nhiễm trùng trong miệng, quanh răng, dưới lưỡi nên việc quan trọng nhất là ức chế vi khuẩn có hại phát triển trong khoang miệng. Việc sử dụng kháng sinh chỉ làm giảm tức thới lượng vi khuẩn mà không đem lại hiệu quả, mặt khác còn ảnh hưởng tới hệ vi khuẩn bình thường trong khoang miệng. Chính vì vậy, không nên dùng kháng sinh để khử hôi miệng hiệu quả
Với các biện pháp kết hợp dưới đây sẽ giúp bạn chữa hôi miệng hiệu quả, loại bỏ tận gốc mùi hôi miệng do các nhiễm khuẩn trong khoang miệng:
+ Đánh răng thường xuyên đúng cách giúp loại bỏ mảng bám trên răng.
+ Dùng nước muối loãng súc miệng giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa các bệnh viêm lợi trị viêm họng, làm trắng răng, cải thiện men răng.
+ Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn trong kẽ răng.

+ Uống nước trà xanh có tác dụng giúp miệng có cảm giác sạch sẽ và bảo vệ răng lợi, hoặc bạn cũng có thể cho một ít muối vào nước trà xanh để súc miệng cũng đem lại hiệu quả rất tốt.
+ Các loại thực phẩm ngọt như bánh kẹo sẽ tạo một trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển rầm rộ trong khoang miệng vì vậy cần hạn chế những loại thực phẩm này.
Ngoài ra các bạn cũng có thể truy cập vào http://dongyminhngoc.org/ để xem thêm một số cách chữa hôi miệng hiệu quả hơn nữa


Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Những sai lầm dễ mắc phải khi chữa hôi miệng

Hôi miệng là căn bệnh thường thấy ở người, nó tuy không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tâm sinh lý của người bệnh.

 Biết được nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị bệnh đã khó nhưng để điều trị như thế nào mới hiệu quả, biết được những sai lầm dễ mắc phải khi điều trị là gì thì mới là khó.

>> cách trị hôi miệng vĩnh viễn



Chăm sóc sức khỏe răng miệng là việc quan trọng và có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe tổng thể, vì thế việc chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ văn hóa chăm sóc sức khỏe răng miệng kém và sự thiếu hiểu biết về thói quen răng miệng thích hợp, bệnh tật và các vấn đề khác có liên quan mà tạo ra sự nhầm lẫn và hiểu lầm xung quanh việc vệ sinh răng miệng.

1. Vệ sinh răng miệng không liên quan tới các bệnh mãn tính
Chế độ ăn uống không lành mạnh , hút thuốc và uống rượu khiến cơ thể mắc các bệnh mãn tính: tim mạch, ung thư, các bệnh về đường hô hấp mãn tính, bệnh tiểu đường. Nguồn vi khuẩn tồn tại trong khoang miệng có thể là yếu tố khởi phát hay làm nặng bệnh toàn thân của người bệnh.

2. Bàn chải cứng giúp chải răng sạch hơn
Bàn chải cứng có thể làm hại men răng, do vậy bạn nên sử dụng bàn chải mềm để đánh răng. Việc sử dụng các loại nước súc miệng giúp bạn làm sạch răng, khử mùi hôi nhưng không nên dùng các loại nước có chứa alcohol, vì chúng có thể làm khô niêm mạc bằng cách thay đổi số lượng và chất lượng của nước bọt.<cách chữa hôi miệng đơn giản>

3. Hôi miệng kinh niên
Hầu hết các trường hợp hôi miệng đều biến mất khi vệ sinh răng miệng thích hợp, đánh răng, nướu và lưỡi sau mỗi bữa ăn, dùng chỉ nha khoa lấy thức ăn thừa trong kẽ răng. Đến bác sỹ khám định kì khoảng 6 tháng/lần để lấy men răng và phát hiện các dấu hiệu của bệnh nha chu. Tránh ăn uống các loại thực phẩm có mùi: hành, tỏi, mắm tôm,…

4. Cách ăn hoa quả tốt giúp chữa hôi miệng

Trong thành phần của trái cây và rau quả có các loại đường tự nhiên, nếu tiêu thụ quá mức có thể làm xói mòn men răng. Do vậy, sau khi ăn và trước khi đánh răng nên uống thêm sữa và uống trà xanh không đường, bởi vì nó rất giàu chất chống oxy hóa và flo. Ăn cam, chanh , bưởi rất tốt cho răng miệng vì chúng tạo ra một lớp fluorine có tác dụng bảo vệ men răng.

5. Nhai kẹo cao su sau bữa ăn có thể thay thế việc chải răng

Sau khi ăn, lượng nước bọt trong miệng giảm xuống, vì vậy nguy cơ sâu răng sẽ bắt đầu tăng cao. Nhai kẹo cao su thúc đẩy sự tiết nước bọt, giúp khôi phục lại sự cân bằng pH cơ sở. Tuy nhiên, đánh răng với kem đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch thức ăn là lý tưởng để làm sạch khoang miệng. Nhai kẹo cao su là một lựa chọn trong trường hợp khi bạn không có dụng cụ hay điều kiện để đánh răng.

6. Không đến nha sĩ trong thời gian mang thai
Mang thai khiến thay đổi một số hệ thống trong cơ thể và có thể ảnh hưởng tới khoang miệng gây tăng nguy cơ sâu răng và viêm nướu. Vì vậy, trong thời gian mang thai, nên đến nha sĩ khám và thực hiện các phương pháp điều trị phòng ngừa bệnh răng miệng cần thiết.

7. Cạo vôi răng làm hỏng men răng
Loại bỏ cao răng và mảng bám giúp làm sạch răng, là cách tốt nhất để trắng răng, ngăn ngừa bệnh nha chu. Để thực hiện việc này, nha sĩ sử dụng thiết bị y tế giúp loại bỏ cao răng bám trên bề mặt răng mà không ảnh hưởng tới men răng.

Tham khảo thêm: cách chữa hôi miệng do viêm lợi

Bài viết chia sẻ một số thông tin hữu ích về cách phòng và chữa bệnh hôi miệng mà bạn cần lưu ý. Hi vọng các bạn sẽ có những phương pháp phù hợp để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bản thân.



Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

3 cách giúp trị hôi miệng cực hiệu quả

Những cách chữa hôi miệng mà bạn đang dùng không mang lại hiệu quả cho bạn. Phải làm thế nào để có thể khử mùi hôi miệng hiệu quả đây. Hãy đọc bài chia sẻ dưới đây để tìm cho mình một phương pháp khử mùi hôi miệng tốt nhé.

Cách chữa hôi miệng bằng chanh

Việc chữa hôi miệng bằng chanh đã được nhiều người áp dụng. Chanh có tính axit giúp ngăn chặn sự hình thành của vi khuẩn gây ra chứng hôi miệng.

Thực hiện

Bạn vắt 1 muỗng nước cốt chanh vào một ly nước lọc và súc miệng, hoặc có thể dùng thêm một ít muối để tăng thêm độ sát khuẩn. Cách chữa hôi miệng bằng chanh sẽ giúp bạn không bị khô miệng và từ đó bệnh hôi miệng sẽ không còn nữa. Hoặc bạn có thể uống nước chanh đào hàng ngày nó vừa giúp khử mùi hôi miệng mà lại rất tốt cho sức khỏe của bạn nữa

Cách trị hôi miệng bằng trà

Trà vẫn được gọi là thảo dược giúp chống lại hôi miệng hiệu quả. Các chất chống oxy hóa polyphenol có trong trà xanh giúp ngăn chặn sự phát triển và ức chế hoạt động vi khuẩn gây hôi miệng.

Uống trà vào buổi sáng hàng ngày rất tốt cho sức khỏe và hơi thở của bạn. Trà vừa giúp bạn có một tinh thần thoải mái mà còn giúp bạn có mùi thơm trong miệng. Trà vừa giúp bạn khỏe khoắn mà lại còn giúp bạn có thể khử mùi hôi miệng tại sao bạn lại không thử nhỉ?
Bạn có thể dùng trà này nhiều lần trong ngày để giữ cho hơi thở của mình luôn tươi mới bạn nhé.
Tham khảo bài viết về: thuốc chữa hôi miệng hiệu quả
Sử dụng mẹo trị  hôi miệng bằng nước vo gạo

Với mẹo trị hôi miệng đơn giản chỉ với nước vo gạo sẽ triệt để loại bỏ mùi hôi miệng mang lại sự tự tin khi đứng trước đám đông.

Khi thực hiện chữa hôi miệng bằng nước vo gạo , cần phải mất một khoảng thời gian điều trị và cần có tính kiên nhẫn thì mới thấy được hiệu quả.

– Cách 1: Súc miệng bằng nước vo gạo 2 lần trong ngày sáng và tối, cách này thực hiện thường xuyên thì sâu răng sẽ không có cơ hội tấn công khoang miệng vì bột cám trên hạt gạo có khả năng loại bỏ vi khuẩn khoang miệng rất tốt.

– Cách 2: Dùng nước vo gạo đánh răng, loại nước này giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi. Lưu ý chỉ nên dùng nước vo gạo trong ngày, nếu để qua ngày thì nước vo gạo sẽ có mùi hôi.

Trong thành phần nước vo gạo có chứa nhiều vitamin, sắt, đồng nên được dùng để làm đẹp, giúp da săn chắc và sáng màu, hạn chế quá trình lão hóa da. Dùng nước vo gạo thêm một chút chanh sẽ giúp tóc mềm, khỏe hơn và làm sạch gàu cho mái tóc.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần có lối sống lành mạnh, thực hiện giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên sạch sẽ, đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa lấy sạch thức ăn trong kẽ trong, uống đủ nước, không hút thuốc, uống rượu, hạn chế ăn nhiều loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ chiên rán,….đến khám nha sĩ định kỳ để khám và phát hiện các bệnh về răng miệng.
Bảo vệ khoang miệng cũng như răng miệng tốt sẽ giúp bạn khử mùi hôi miệng cực kỳ hiệu quả đấy.

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Biểu hiện của cao huyết áp

Bệnh huyết áp càng được thống kê là ngày càng có xu hướng tăng lên, căn bệnh này khiến cho rất nhiều người cảm thấy đau đầu và suy kiệt sức lực, bệnh cao huyết áp rất dễ dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân của căn bệnh cao huyết áp

Tăng huyết áp – còn gọi là “cao huyết áp” hay “tăng xông” – là một trạng thái trong đó máu lưu thông dưới một áp suất tăng cao lâu dài. Máu được mang từ tim đến tất cả các bộ phận trong cơ thể qua các động mạch và tĩnh mạch. Mỗi lần tim đập, tim sẽ bơm máu đi khắp cơ thể. Huyết áp được tạo ra bằng lực của máu tác động lên thành trong của mạch máu khi máu được tim bơm đi khắp cơ thể người.




Cao huyết áp là bệnh lý gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê sống đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suy tim, thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống (không cảm thấy khoẻ khoắn, mất khả năng lao động) và gia tăng khả năng tử vong. Vì vậy, điều trị huyết áp cao là vấn đề cần lưu ý trong cộng đồng vì những hậu quả to lớn của nó.

Trị số huyết áp cao là như thế nào?

Huyết áp được đo bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch, tim co bóp) và huyết áp tâm trương (huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ)


Khi trị số huyết áp tâm thu > 140mmHg và huyết áp tâm trương >90 mmHg được xem là cao huyết áp.( hệ số huyết áp bình thường là từ khoảng 60-90mmHg đối với huyết áp tâm trương và từ 90-140 đối với huyết áp tâm thu)

Đối với người già, dạng cao huyết áp phổ biến là cao huyết áp tâm thu đơn thuần tức là chỉ số huyết áp tâm thu >160mmHg nhưng huyết áp tâm trương không cao(<90mmHg).

Ở trẻ em trị số huyết áp có thấp hơn quy ước của người lớn.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Kiểm soát nguy cơ bị bênh cao huyết áp

 Kiểm soát nguy có bị bệnh cao huyết áp bằng cách thay đổi lối sống của người bệnh, và nó sẽ kiểm soát được nguy có nhồi máu cơ tim, đột quỵ


Hãy làm giảm cân nếu bị thừa cân



Nhiều người mắc huyết áp cao cũng đồng thời bị thừa cân. Nếu bác sỹ khuyên giảm cân, bạn có thể làm việc với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác như các chuyên gia dinh dưỡng được hành nghề, y tá, chuyên viên điều dưỡng thực hành, trợ lý bác sỹ, v.v... để bắt đầu một chế độ ăn kiêng đúng đắn và kế hoạch vận động cơ thể của bạn.

Việc làm giảm cân sẽ giảm bớt căng thẳng cho tim của và việc giảm cân thường sẽ giúp làm hạ huyết áp. Nếu bạn được hướng dẫn một chế độ ăn kiêng, hãy tuân thủ một cách chặt chẽ, kể cả những đề nghị về việc giảm lượng rượu. Đồ uống có cồn có giá trị dinh dưỡng thấp và hàm lượng calo cao vì vậy nếu bạn đang cố gắng làm giảm cân, hãy tránh sử dụng chúng.

Hãy vận động cơ thể thường xuyên


Thiếu vận động cơ thể có thể góp phần dẫn đến béo phì và cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Theo Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ, vận động cơ thể thường xuyên có nghĩa là tập luyện ở mức độ từ vừa đến mạnh ít nhất 30 phút mỗi ngày vào tất cả hoặc phần lớn các ngày trong tuần. Vận động cơ thể phải là một phần trong cuộc sống của quí vị. Đừng sợ vận động. Tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu một chương trình vận động mới.
Tránh dùng quá nhiều đồ uống quá cồn



Thực đơn dành cho người bị bệnh cao huyết áp ( P.2)

Để tiếp tục có nhiều sự lựa chọn hơn trong thực đơn hàng ngày cho những người bị cao huyết áp.


1. Gỏi khổ qua


 Khổ qua 250g, bỏ hạt, dùng nước sôi trụng trong 3 phút, thái sợi nhỏ, trộn với hành và gừng nhuyễn, muối, đường trắng, nước tương, dầu mè, bột nêm cho đều. Dùng làm món phụ, công hiệu thanh can tả hỏa, giảm huyết áp.

2.  Cháo hà thủ ô


Hà thủ ô (chế) 30g, gạo tẻ 100g, đại táo 5 quả. Hà thủ ô nướng khô tán bột mịn. Gạo nấu cháo thêm vào bột Hà thủ ô, đại táo, rồi dùng lửa nhỏ nấu thêm 40 phút thì hoàn tất. Mỗi ngày ăn cháo. Công hiệu bổ khí huyết, ích can thận, giảm huyết áp, chống lão hóa. Món ăn hiệu quả hơn vào mùa xuân.

3. Cháo gạo lức


 Gạo lức 100g, sau khi nấu cháo, thêm Sơn tra 10g, đẳng sâm 15g, dùng lửa nhỏ nấu thêm 5 phút thì hoàn tất. Dùng điểm tâm sáng. Công hiệu bổ khí huyết, giảm huyết áp.

4. Cháo hải sâm- đại táo

  Hải sâm 50g, sò điệp khô 50g, đại táo 10 quả, gạo 100g. Tất cả vật liệu rửa sạch cùng nấu cháo, ngày 2 lần, mỗi lần 1 chén. Công hiệu tu bổ can thận, giảm huyết áp. Người bệnh tăng huyết áp dùng món này tốt nhất vào mùa thu.

5. Cháo cà chua - củ mài


 Cà chua 100g, củ mài 20g, Sơn tra 10g, gạo 100g. Gạo, củ mài, sơn tra cùng nấu cháo, rồi thêm cà chua nấu trong 10 phút thì dùng. Mỗi ngày dùng 1 lần. Công hiệu bổ tỳ vị, ích khí huyết, giảm huyết áp.

 6. Hành tây xào thịt bò


 Củ hành 150g, thịt bò 100g. Cả hai cùng thái sợi, thịt bò nhúng qua tương bột năng. Đổ dầu vào chảo cho nóng, thêm gừng, hành phi thơm, thêm thịt bò, rượu đế, xào chín, thêm củ hành sợi, lại xào chung một lúc, bỏ bột nêm và nước tương. Dùng làm món phụ. Công hiệu giảm áp tiêu mỡ, ích khí tăng lực.

7. Nước rau cần- táo tây

 Rau cần 0,5 kg, táo tây 300g. Táo tây rửa sạch, cắt nhuyễn với cả vỏ. Rau cần cả lá rửa sạch cắt nhuyễn, hai vật liệu này cho vào máy xay ra nước cốt, gạn lọc, dùng lửa nhỏ nấu sôi lại thì dùng. Ngày 2 lần. Công hiệu bình can giảm huyết áp, làm mềm mạch máu.


8. Hành tây xào

 Củ hành tây 200g, rửa sạch thái sợi. Đổ dầu vào chảo cho nóng, cho vào củ hành sợi đảo đều, thêm gia vị nước tương, bột nêm, dùng làm món ăn phụ. Công hiệu giảm áp tiêu mỡ, trợ tiêu hóa.




Thực đơn dành cho người bị bệnh cao huyết áp (P.1)

Cao huyết áp không chỉ cần chữa bằng thuốc mà còn vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn để chữa được bệnh cao huyết áp.

 Dưới đây là cách chữa bệnh cao huyết áp bằng thực đơn ăn uống hàng ngày 

1. Nấm rơm thập cẩm


- Nấm rơm tươi 30g, nấm hương 20g, củ năng 50g, cà rốt 100g, măng 50g, nấm mèo đen 50g, dưa chuột 30g, tàu hủ ki 50g, canh gà 0,5 lít. Nấm rơm tươi và nấm hương rửa sạch. Củ năng, măng, cà rốt, dưa chuột thái lát. Tàu hũ ki sau khi ngâm cắt đoạn, nấm mèo đen ngâm nước rửa sạch sử dụng sau. 
- Đổ canh gà vào nồi, thêm vào tất cả vật liệu trên, sau khi dùng lửa lớn nấu sôi thì chuyển lửa nhỏ để hầm, khi thấm vị, bỏ hạt nêm, gừng, hành gia vị, rưới lên dầu mè thì hoàn tất. Dùng như món phụ kèm, ăn tùy ý. Công hiệu thanh can giáng hỏa, tư bổ can thận, hạ huyết áp.

2. Tỏi giấm đường


Củ tỏi 0,5 kg, đường đen 0,5 kg, giấm gạo 0,5 lít. Củ tỏi rửa sạch, để ráo, cho vào hũ miệng to, lót lên từng lớp đường đen, đổ vào giấm gạo, đậy nắp, lắc hũ cho đều, sau đó mỗi ngày lắc đều 1-2 lần, ngâm 10 ngày thì có thể dùng. Ngày 2 lần, mỗi lần nhai 6-7 tép. Công hiệu giải độc tiêu viêm, giảm áp tiêu mỡ.

3. Phổ tai xào tàu hũ kị


 Tàu hũ ki 200g, phổ tai 50g. Phổ tai ngâm nước ấm trong 12 giờ, sau khi rửa sạch thái sợi. Tàu hũ ki thái sợi. Đổ dầu vào chảo chiên nóng, thêm gừng và hành phi thơm, cho vào tàu hũ ki và phổ tai, nước dùng, bột nêm, dùng lửa mạnh đảo đều trong giây lát, sau khi múc vào thau thì rưới dầu mè lên, trộn đều. Dùng làm món phụ. Công hiệu tu dưỡng can thận, tả trọc, giảm huyết áp.


4. Nấm rơm hầm bí đao


 Bí đao 0,5 kg, nấm rơm 100g. Bí đao rửa sạch thái lát, cho vào chảo nóng có dầu đảo qua, sau đó thêm vào nấm rơm và nước dùng, nấu cho đến khi bí đao mềm nhừ, cho bột nêm, làm xốt, trang trí rau thơm. Dùng làm món phụ. Công hiệu ích khí giảm béo, hóa đàm tả trọc, giảm huyết áp.